Những con sông Địa Trung Hải nhịp nhàng chạy xổ vào bãi cát. Cơn gió nhẹ hơi làm phồng csnh buồm những chiếc thuyền màu trắng và tàu đánh cá. Phía trên, trong khoảng không sâu thẳm màu xanh, những chiếc thuỷ phi cơ màu xám kêu ru rú êm ái đang thực hiện những chuyến bay ngắn giữa Nice và Mantora.
Một người đàn ông trẻ trong bộ trang phục trắng của người chơi tennis đang ngồi trên chiếc ghế bành may vá đọc báo. Bên cạnh chiếc ghế đặt một cái vợt tennis và vài tờ tạp chí khoa học mới bằng tiếng Anh. Cạnh anh, dưới một cái dù lớn, người hoạ sĩ Armand Laré của anh ta đang lúi húi trên giá vẽ.
Arthur Dowel, con trai giáo sư Dowel và Armand Laré là đôi bạn thân như hình với bóng, và tình bạn chứng minh rõ hơn hết tính xác thực của câu tục ngữ về những điều trái ngược luôn gặp nhau.
Arthur Dowel tính hơi trầm lặng và lạnh lùng. Anh thích sự ngăn nắp, biết cách làm việc chuyên cần và có hệ thống. Chỉ còn một năm nữa là anh thi tốt nghiệp, và người ta đã dành sẵn cho anh một chỗ trong khoa sinh vật ở trường đại học tổng hợp. Laré như mọi người miền Nam nuớc Pháp, có một tính cách nồng nhiệt, vô trật tự và bốc đồng. Anh thường vất bút vẽ và mẫu hàng mấy tuần liền, sau đó lại lao vào công việc một cách rất say mê, và đến lúc đó thì không một sức mạnh nào có thể dứt được anh ta ra khỏi giá vẽ.
Đôi bạn chỉ giống nhau ở một điểm là cả hai đều có tài và đều biết đạt được mục đích đã đề ra, mặc dù họ đi đến mục đích đó bằng những phong cách khác nhau, một người bằng những bước nhảy đứt đoạn; người kia bằng bước đi đều đặn. Những công trình sinh học của Arthur Dowel đã lôi cuốn được nhiều nhà bác học danh tiếng, và người ta đã hứa dành cho anh con đường danh vọng chói lọi trong khoa học. Còn những bức hoạ của Laré đã gây ra nhiều lời bình luận tại các cuộc triển lãm, một số đã được những bảo tàng nổi tiếng của nhiều quốc gia đã mua.
Authur Dowel ném tờ báo xuống bãi cát, ngả đầu trên lưng ghế và lim dim mặt nói:
— Thế là cho đến nay người ta vẫn chưa tìm ra được thân thể của Angelica Gây.
Laré không ngừng lắc đầu và thở dài có vẻ nặng nhọc.
— Đến tận bây giờ vẫn chưa quên được cô ấy à? — Dowel hỏi.
Laré quay phắt về phía Authur nhanh đến nỗi anh bất giác mỉm cười. Trước mắt anh không còn là chàng hoạ sĩ sôi nổi, mà là một hiệp sĩ được vũ trang bằng nhiều chiếc khiên bảng pha màu, và ngọn giáo là bút vẽ, một hiệp sĩ sẵn sàng tiêu diệt kẻ đã phạm tội xúc phạm đáng chết này.
— Quên Angelica!.. Laré kêu lên, tay vung vũ khí. Cậu vừa nói gì vậy?
Một con sóng đột ngột số đến ngần, xối vào chân Laré tới tận đầu gối, anh buồn bã nói tiếp:
— Làm sao có thể quên được Angelica? Thế giới trở nên buồn chán hơn kể từ vắng giọng hát của nàng.
Lần đầu tiên Laré biết tin về cái chết, đúng hơn là về sự mất tích không để lại dấu vết gì của Angelica Gây, là ở London, nói anh đến để sáng tác bản «Giao hưởng sương mù của London». Laré không những là người hâm mộ tài năng của cô ta mà còn là bạn, và là hiệp sĩ của cô. Anh đã sinh ra ở miền nam Provence, giữa cảnh điêu tàn của những lâu dài trung cổ, và điều này đã ảnh hưởng không ít đến anh. Khi biết được điều bất hạnh đã xảy đến với Gây, anh bị chấn động đến mức lần đầu tiên trong đời anh đã ngưng «cơn nghiền hội hoạ» của anh vào giữa lúc nước sôi lửa bỏng nhất của sáng tạo. Arthur từ Cambrige đến London với ý muốn xua tan cho bạn những ý nghĩ buồn thảm, nên đã nghĩ ra cuộc du lịch bên bờ biển Địa Trung Hải này.
Nhưng cả khi ở đây, Laré cũng đứng ngồi chẳng yên. Từ bãi biển trở về khách sạn, anh thay quần áo, rồi nhanh chóng lên xe lửa đến sòng bạc Carlos. Anh muốn quên hết sự đời.
Mặc dù hãy còn khá sớm, sòng bạc cũng đã có khá đông người. Laré đi vào gian đầu tiên, nơi khá thưa người.
— Ông vào chơi đi. — Gã hồ lì mời chào, tay cầm chiếc cào nhỏ để cào tiền.
Laré không dừng lại, anh sang gian bên cạnh, ở đây trên tường treo la liệt những bức tranh vẽ những phụ nữ gần như khoả thân đang đi săn, cưỡi ngựa, đấu gươm — tóm lại là những cái gợi lên sự say mê. Trên các bức tranh phảng phất nét căng thẳng của trận đấu say sưa, của lòng đam mê, của thói hám lợi, nhưng những cảm giác này còn được khắc hoạ nhiều hơn và mạnh mẽ hơn nữa trên gương mặt những con người sống tụ tập quanh bàn bạc.
Đây là nhà buôn béo phì với bộ mặt tái đang chìa tiền ra bằng đôi bàn tay múp míp run run, lấm tấm tàn nhang và phủ đầy lông tơ. Ông ta thở nặng nề như người bị bệnh suyễn. Mắt ông ta dõi theo một cách căng thẳng quả cầu nhỏ đang quay. Laré dễ dàng xác định được một cách chính xác là con bạc này đã thua to và bây giờ đang đặt những đồng tiền cuối cùng với hy vọng gỡ lại. Nếu không được như vậy, con người yếu đuối này có thể sẽ tự sát.
Đứng sau ông lão to lớn là một lão già ăn mặc tồi tàn có bộ tóc hoa râm rối bù và cặp mắt người điên. Tay lão cầm một cuốn sổ tay và bút chì. Lão ghi lần lượt những con số đã xổ và tính toán gì đó… Lão đã thua hết tài sản từ lâu và trở thành nô lệ của bánh xe quay. Ban quản trị sòng bạc cho lão một khoản trợ cấp ít ỏi hàng tháng — để sống và đánh bạc, đúng là một cách quảng cáo độc đáo. Bây giờ lão đành xây dựng «lý thuyết xác xuất» của mình, nghiên cứu tính chất thất thường của vận may. Khi nào bị nhầm trong những ước đoán, lão giận dữ gõ mạnh bút chì xuống cuốn sổ, nhảy lò cò một chân, lẩm nhẩm một câu gì đó rồi lại chim sáu vào tính toán. Khi những ước đoán của lão thành sự thật, mặt lão tươi rói và lão quay đầu sang người bên cạnh, có vẻ như muốn nói: thấy chưa, rút cục thì tôi cũng đã khám phá được những quy luật may rủi.
Hai gia nhân khoác tay dìu một bà già mặc áo dài lụa đen có chuỗi hạt kim cương trên cái cổ nhăn nheo đến và đặt ngồi vào chiếc ghế bành cạnh bàn. Bộ mặt bà già phết phấn trắng đến nỗi không còn tái đi được nữa. Nhìn thấy quả cầu nhỏ bí hiểm phân phát nỗi buồn và niềm vui sướng, cặp mắt trũng sâu của bà ta bùng cháy ngọn lửa hám lợi và những ngón tay thon thả đeo đầy nhẫn bắt đầu run run.
Một phụ nữ trẻ, đẹp, cân đối, mặc bộ áo quần lịch sự màu xanh lá cây thẫm, khi đi ngang qua bàn, liền ném vào tờ giấy bạc một ngàn franc bằng một cử chỉ thờ ơ, với nụ cười vô tư và đi qua phòng bên.
Laré đặt vào của do một trăm franc, và anh thắng.
«Hôm này mình phải thắng». — anh vừa nghĩ, vừa đặt tờ một ngàn, và lại thua. Nhưng anh không mất niềm tin là cuối cùng rồi anh sẽ được. Cơn say cuộc đỏ đen đã choàng lấy anh.
Có ba người đi tới bàn đánh bạc: người đàn ông cao và cân đối, có bộ mặt rất tái, và hai người đàn bà, một người tóc hung, con người kia mặc quần áo màu xám… Liếc mắt nhanh vào người này, Laré cảm thấy lo âu. Chưa hiểu cái gì đã làm anh xúc động, chàng hoạ sĩ nhìn theo người phụ nữ áo xám và anh sửng sốt trước một cử chỉ của bàn tay phải mà người đó đã làm. «Một cái gì quen quá! Ôi! Angelica Gây thường làm cái cử chỉ đó!» Ý nghĩ này khiến anh sửng sốt đến nỗi anh không còn chơi được nữa. Và khi cả ba người không quen biết này vừa cười vừa đi khỏi, Laré quên lấy cả số tiền được bạc trên bàn và đi theo họ.
Đến bốn giờ sáng, bỗng có tiếng gõ cửa mạnh vào phòng của Arthur Dowel. Giận dữ khoác lên người chiếc áo choàng, Dowel ra mở của. Laré loạng choạng bước vào phòng và nói, sau khi mệt mỏi buông mình xuống ghế bành:
— Hình như tôi sắp phát điên.
— Có chuyện gì vậy? — Dowel kêu lên.
— Chuyện lạ, tôi… tôi không biết phải nói với anh thế nào… Tôi đang đánh bạc, bỗng nhìn thấy một phụ nữ, và cử chỉ của cô ta làm tôi sửng sốt đến nỗi ngưng ngay cuộc chơi và đi theo cô ta đến tiệm ăn. Tôi ngồi vào một bàn nhờ vả gọi một tách cà phê đen đặc. Cà phê luôn có ích cho tới khi thần kinh qua căng thẳng… Người phụ nữ ấy ngồi bàn bên cạnh. Còn có một người đàn ông trẻ, ăn mặc lịch sự, nhưng không được một sự tin cậy nào và một phụ nữ tóc hung khá bình thường ngồi chung. Những người ngồi cạnh tôi uống bia và nói chuyện rôm rả. Người phụ nữ áo xám bắt đầu hát một ca khúc ngắn, giọng cô the thé, nghe khá là khó chịu. Những bất ngờ cô ta hát lên một vài âm vực trầm. — Laré ôm đầu. — Dowel! Đó là giọng của Angelica Gây. Tôi có thể nhận ra giọng hát này giữa cả một ngàn giọng hát giống nhau.
«Anh chàng khốn khổ! Khổ đến như vậy là cùng» — Dowel nghĩ ngợi và âu yếm đặt tay lên vai Laré, anh nói:
— Anh cảm thấy thế thôi, Laré à! Hãy trấn tĩnh lại. Một sự giống nhau tình cờ.
— Không, không phải! Tôi cam đoan với anh. — Laré sôi nổi cãi lại. — Tôi đã chăm chú nhìn kỹ cô ca sĩ. Cô ta tương đối đẹp, mặt nhìn nghiêng cũng dễ coi và mắt thì tinh nghịch dễ thương. Nhưng còn vóc dáng, thân người của cô ta! Dowel, quỷ sẽ xé tôi ra, nếu hình dáng cô ca sĩ lại không giống hình dáng Angelica như đều cùng một khuôn.
— Này Laré, uống một viên thuốc an thần, tắm nước lạnh và vào ngủ cho khuây khoả đi.
Laré nhìn Dowel với vẻ trách móc:
— Anh nghĩ là tôi điên sao?… Đừng vội vàng kết luận. Hãy nghe tôi nói hết đã. Câu chuyện của tôi chưa kể hết mà. Khi cô ca sĩ hát xong, cô giơ bàn tay làm cái cử chỉ như thế này. Đây là cử chỉ yêu thích của Angelica, một cử chỉ hoàn hảo của riêng nàng, có một không hai.
— Nhưng anh muốn nói cái gì vậy? Chắc anh không nghĩ là cô ca sĩ không quen biết có cái thân người của Angelica?
Laré lau mồ hôi trán.
— Tôi cũng không biết nữa, nhưng có thể phát điên về chuyện này mất. Nhưng anh nghe tôi kế tiếp đã. Trên cổ cô ca sĩ có một cái vòng cổ khâu cầu kỳ, đúng hơn là không phải vòng cổ mà là một cái cổ áo giả, có trang điểm một viên ngọc nhỏ, rộng ít nhất là bốn centimet. Còn trên ngực cô ta, áo khoét để hở khá rộng. Chỗ khoét để lộ một nốt ruồi đen trên vai — nốt ruồi của Angelica Gây. Cái vòng cổ trông giống như mảnh vải băng. Phía trên cổ là một cái đầu phụ nữ tôi không quen biết, nhưng phía dưới là những đường nét và dáng thân người của Angelica Gây mà tôi đã quen thuộc và nghiên cứu đến từng chi tiết nhỏ nhất. Anh đừng quên tôi là hoạ sĩ, Dowel à. Tôi đủ sức ghi nhớ những đường nét cá biệt và những đặc điểm cá nhân của cơ thể người, tôi đã thực hiện biết bao phác thảo và kí hoạ, đã vẽ biết bao chân dung nàng, tôi lầm sao được.
— Không, không thể thế được! — Dowel thốt lên. — Vì Angelica đã…
— Đã chếtt? Nhưng vấn đề là ở chỗ không ai biết cả. Bản thân nàng hoặc là xác nàng đã biến mất không còn dấu vết. Và thế là bây giờ…
— Anh gặp cái xác sống lại của Angelica?
— Chính tôi cũng đang nghĩ đến việc đó — Laré rền rĩ.
Dowel đứng lên và đi lại trong phòng. Hiển nhiên là hôm này sẽ không còn ngủ tiếp được nữa.
— Chúng mình sẽ nói chuyện với nhau một cách bình tĩnh. — Anh nói. — Anh bảo là cô ca sĩ không quen biết của anh hình như có hai cái giọng, một là của cô ta và một là của Angelica Gây?
— Âm vực thấp, giống nữ trầm có một không hai. — Laré đáp gật đầu khẳng định.
— Những về mặt sinh lý thì điều đó là không thể được. Con người phát ra những âm thanh cao từ cổ họng mình đâu trên của đây thanh quản. Độ cao âm thanh phụ thuộc vào độ căng nhiều hãy ít của các dây thanh quản trên suốt độ dài của chúng. Cũng như các dây đàn: với độ căng lớn, âm cao hơn và ngược lại, con người có thể khó hát được sau một cuộc phẫu thuật như vậy. Không, chuyện này dứt khoát là không thể xảy ra được. Sau hết, cần phải có một cái đầu, một cái đầu không thân người của ai đó mới «hồi sinh» được cho thân người Angelica Gây.
Dowel bất chợt ngưng hẳn, anh ta vừa nhớ ra những điều đã làm cho giả thiết của Laré vững chắc thêm ở một chừng mực nào đó.
Bản thân Arthur đã tham gia một vài thí nghiệm của cha anh. Giáo sư Dowel đã tiêm vào mạch máu của con chó chết một chất lỏng dinh dưỡng được đun nóng tới 30 độ C, trong đó adrenalin, chất kích thích và bắt buộc chúng phải co lại. Chất lòng này, dưới áp lực nhất định vào đến tim, và quả tim bắt đầu bơm máu vào các mạch máu. Dần dần sự tuần hoàn hồi phục lại và còn vật sống lại.
— Nguyên nhân quan trọng nhất cái chết của cơ thể, — hồi đó cha Arthur đã nói, — là sự ngưng cung cấp máu và oxy trong máu cho các cơ quan.
— Tức là, có thể hồi sinh cho cả con người? — Arthur đã hỏi.
— Đúng vậy. — Cha anh vui vẻ đáp và bắt đầu thực hiện việc hồi sinh và một ngày nào do sẽ thực hiện được «Diệu kỳ điều này» — Cha sẽ tiến hành những thí nghiệm theo hướng đó. Việc hồi sinh một cái xác, do vậy vẫn có khả năng thực hiện được. Những liệu có thể hồi sinh cái xác mà thân hình của một người, con cái đầu của người khác? Liệu có làm được phẫu thuật đó không? Về điều này thì Arthur chưa tin. Thật tình thì anh đã thấy cha anh tiến hành những phẫu thuật táo bạo và thành công nhằm ghép những tế bào xương. Nhưng tất cả những lần đó không có gì phức tạp lắm, và đó là cha anh.
«Phải chi cha mình còn sống, có lẽ mình cũng tin được điều phỏng đoán của Laré là có thật. Chỉ có cha mình mới đám thực hiện một cuộc phẫu thuật phức tạp và phi thường như vậy. Cũng có thể là những trợ lý của ông ta đã tiếp tục tiến hành những thí nghiệm này? — Dowel nghĩ — Nhưng hồi sinh cho cái đầu hay một xác người là một việc, còn khâu đầu người này vào thân người kia lại là một việc khác».
— Vậy anh định làm gì nữa? — Dowel hỏi.
— Tôi muốn tìm ra người phụ nữ áo màu xám, làm quen với cô ta và khám phá điều bí mật. Anh sẽ giúp tôi việc đó chứ?
— Tất nhiên rồi. — Dowel đáp.
Laré bắt tay anh thật chặt, và họ bắt đầu bàn kế hoạch hành động.
Vài hôm sau, Laré làm quen được với Briquet. Cô bạn của cô và Jean. Anh đề nghị họ tham gia một cuộc dạo chơi bằng thuyền buồm và họ đã nhận lời.
Trong khi Jean và Martha đang trò chuyện với Dowel ở trên boong, Laré đề nghị Briquet đi xuống dưới để xem khoang thuyền. Có tất cả hai khoang rất nhỏ và trong một khoang đặt chiếc đàn dương cầm.
— Ở đây có ca nhạc cử nữa à! — Briquet reo lên.
Cô ngồi xuống đàn và bắt đầu chơi một điệu nhạc. Laré đứng cạnh chiếc đàn, chăm chú nhìn Briquet và suy nghĩ cách bắt đầu cuộc dò hỏi của anh.
— Giọng của cô thật lạ lùng. — Laré nói, vừa soi mói nhìn vào mắt Briquet. — Dường như có cô giọng hát của hai người khác nhau.
Briquet bối rối, nhưng cô tự chủ ngay được và gượng cười:
— Đúng vậy! Từ khi tôi còn nhỏ. Một giáo sư dậy hát phát hiện ở tôi có giọng trầm, con ông khác lại nói tôi có giọng trung. Thế là mỗi ông luyện cho tôi một giọng theo cách của mình, và cơ sự như thế đấy… ngoài ra tôi mới bị cảm lạnh.
«Chẳng phải là quá nhiều lời giải thích cho một việc sao? — Laré nghĩ bụng. Và tại sao cô ta lại bối rối như thế? Những dự đoán của mình đang được chứng minh. Ở đây, chúng ta có chuyện không ổn.
— Khi cô hát những nốt trầm, — Anh buồn bã nói, — dường như tôi nghe thấy một giọng thân quen của tôi… Cô ấy là một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái tội nghiệp đã chết trong một vụ lật tàu hoả. Mọi người đều ngạc nhiên vì xác cô ấy đã biến mất… Dáng người cô ấy giống với cô một cách kỳ lạ, như cùng một khuôn đúc ra… Giống đến nỗi có thể nghĩ rằng đây là người thân của cô ấy.
Briquet nhìn chòng chọc vào Laré với nỗi sợ hãi không giấu giếm. Cô hiểu rằng Laré nói chuyện này có dụng ý hẳn hoi.
— Có những người hết sức giống nhau. — Cô nói giống run run…
— Đúng vậy, nhưng giống nhau đến thế thì tôi chưa gặp. Và sau nữa, nhưng cử chỉ của cô như cái cử chỉ của bàn tay phải này… Còn nữa… bây giờ, cô lấy tay ôm đầu, tưởng như để sửa sáng mai tóc dầy mịn màng. Angelica Gây đã có mái tóc như thế. Và có ấy cùng sửa sang như thế các lọn tóc uốn lượn bên thái dương. Nhưng tóc có lại ngắn và cắt theo mốt mới.
— Trước kia, tóc tôi dài. — Briquet đứng lên nói. Mặt tái nhợt đi, đầu ngón tay run lên.
— Ở đây ngột ngạt quá. Ta đi lên đi.
— Chờ một chút. — Laré ngăn cô lại, anh cũng xúc động. — tôi cần nói chuyện với cô.
Anh ấn mạnh cô ta ngồi xuống chiếc ghế bành bên cửa mạn chiếc thuyền.
— Tôi bị choáng. — Briquet kêu lên, vừa giật ra để đi. Những Laré như vô tình chạm tay vào cổ của cô, làm lật cái vòng cổ lên. Anh nhìn thấy các vét sẹo màu hồng.
Briquet loạng choạng. Laré vừa kịp đưa tay đỡ lấy cô, cô đã ngất đi.
Anh hoạ sĩ, không biết phải làm gì, với chụp lấy cái bình đặt gần đấy và dội nước thẳng vào mặt cô. Thoáng chốc cô đã tỉnh lại. Một nỗi kinh hoàng khó tả bùng lên trong mắt cô. Hai người im lặng nhìn nhau một lúc. Briquet cảm thấy như giờ báo thù đã đến. Cái giờ đáng sợ để trả giá cho việc có chiếm dụng thân hình của người khác.
Môi Briquet run lên và cô thì thào nho nhỏ. Laré cố gắng làm mới nghe được.
— Đừng giết tôi! Hãy thương sót tôi! Tôi hoàn toàn không có tội tình gì cả!
— Cô yên tâm, tôi không định giết cô, nhưng tôi cần phải biết rõ điều bí ẩn này — Laré bóp mạnh cánh tay của Briquet. — Cô hãy thú nhận đi, đây không phải là thân người cô? Vì sao cô lại có cái thân này? Hãy cho tôi biết toàn bộ sự thật!
— Jean! — Briquet bỗng kêu to lên, nhưng Laré đã lấy bàn tay bịt miệng cô lại và nói rành rọt tận tai cô:
— Nếu cô còn kêu làn nữa, cô sẽ không ra khỏi cái khoang này.
Sau đó, để Briquet ngồi dậy, anh nhanh tay khoá cửa khoang thuyền lại và che kín các khung cửa sổ.
Briquet oà khóc như đứa trẻ. Nhưng Laré không thương xót.
— Nước mắt chẳng cứu được cô đâu! Hãy nói ngay đi, khi tôi còn kiên nhẫn.
— Tôi không có lỗi gì cả — Briquet nức nở nói. — Người ta đã giết chết tôi. Nhưng sau đó, tôi sống lại… Chỉ mình cái đầu tôi… trên cái mầm thuỷ tinh… Điều đó thật là khủng khiếp!.. Và Thomas, đầu cùng đặt ở đây… Tôi không biết đã xảy ra chuyện gì… Giáo sư Kerner, chính ông ấy hồi sinh cho tôi… Tôi cầu xin ông ấy, để ông ta trả lời cái thân người. Ông ấy hứa… Và đem từ đâu về không biết, cái thân người này đây… — Cô gần như kinh hoàng nhìn hai vai và đôi tay cô. — Nhưng khi tôi nhìn thấy cái thân người chết, tôi đã từ chối. Tôi rất sợ… Laurence có thể xác nhận điều này, cô ấy trông nom chúng tôi. Nhưng Kerner không nghe. Ông ấy đánh thuốc mê tôi, và tôi tỉnh lại như thế này. Tôi không muốn ở lại nhà Kerner và đã chạy trốn lên Paris, rồi đến đây… Tôi biết là Kerner sẽ truy lùng tôi… Tôi van xin ông, ông đừng giết tôi và đừng nói với ai. Bây giờ tôi không muốn mất thân người, nó đã là của tôi… chưa bao giờ tôi cảm thấy cử động được nhẹ nhàng đến như thế này. Chỉ cái chân còn đau… Nhưng cái dở sẽ qua đi… Tôi không muốn trở lại với Kerner.
Nghe xong những lời không mạch lạc ấy, Laré suy nghĩ:
«Hình như Briquet thực sự không có lỗi. Nhưng cái lão Kerner ấy… Hắn làm thế nào mà có được thân người của Gây, để dùng nó vào một thí nghiệm kinh tởm đến thế? Kerner! Mình đã nghe Arthur nhắc đến cái tên này. Hình như hắn là trợ lý của cha Arthur. Điều bí ẩn này gần được khám phá.
— Thôi, đừng khóc nữa và chú ý nghe tôi nói đây. Laré nghiêm khắc bảo. — Tôi sẽ giúp cô, nhưng với một điều kiện là cô không được nói với ai về những gì đã xảy ra cho cô. Chỉ trừ một người sẽ đến đây trong chốc lát, đó là Arthur, cô đã biết anh ấy rồi. Nếu như cô không chịu làm theo lời tôi, cô sẽ không tránh khỏi một sự trừng phạt ghê gớm. Cô đã phạm một tội ác đáng bị xử tử. Người ta sẽ tìm ra cô và treo cổ cô lên. Vậy cô nên nghe tôi. Một là, cô cứ yên tâm. Hai là, hãy ngồi vào bàn và hát đi. Hát cho thật to để ở trên kia cùng nghe thấy. Có đang rất vui, và không có ý định đi lên trên boong.
Briquet đi tới đàn dương cầm, ngồi xuống và bắt đầu hát, vừa đệm đàn cho mình bằng những ngón tay chỉ hơi nghe theo cô.
— To nữa lên, đập mạnh vào các phím đàn! Đúng vậy! Cô cứ chơi đàn và cô sẽ đi Paris cùng với chúng tôi. Đừng nghĩ đến chạy trốn. Ở Paris, cô sẽ không gặp nguy hiểm gì, chúng tôi sẽ dấu kín cô.
Laré leo lên boong với nét mặt vui vẻ. Anh đến gần Arthur Dowel và khe khẽ kéo anh sang bên, nói:
— Anh hãy đi xuống khoang thuyền và bắt cô nàng Briquet nhắc lại mọi điều đã kể với tôi. Để tôi tiếp khách cho.
— Nào, cô có thích chuyến du huyền này không? — Anh nói với Martha và bắt đầu trò chuyện tự nhiên với cô.
Jean nằm trân chiếc ghế đan và đang thong thả uống rượu, hắn càng thấm sâu hơn nữa trong tình trạng trầm ngâm nửa thức nửa ngủ. Martha cùng cảm thấy mình thật tuyệt. Nghe tiếng hát cô bạn từ dưới khoang thuyền, cô cùng cất tiếng hát của mình trong những lúc trò chuyện.
Hoặc vì tiếng đàn đã làm cho Briquet trấn tĩnh lại, hoặc vì Arthur có vẻ là người đối thoại ít nguy hiểm hơn, nên cô kể lại một cách mạch lạc và dể hiểu hơn câu chuyện về cái chết và sự hồi sinh của cô.
— Đây là tất cả câu chuyện. Vậy, tôi có lỗi gì nào? — Cô hỏi, miệng đã mỉm cười.
— Cô tả cho tôi cái đầu thứ ba cùng sống trong nhà giáo sư Kerner. Dowel bảo.
— Thomas à?
— Không, cái đầu mà giáo sư Kerner đưa cô đến giới thiệu. Arthur vội vàng rút ra trong túi một tấm ảnh đưa cho Briquet.
— Cô hãy nói xem, người đàn ông trong ảnh có giống với người quen của tôi mà cô đã nhìn thấy ở nhà Kerner?
— Đúng là ông ta rồi! — Briquet réo lên. — Kỳ lạ thật! Lại có đủ cả than người. Không lẽ người ta đã kịp khâu cái thân vào cho ông ta? Anh làm sao thế, bạn thân mến? — Cô hỏi một cách thông cảm và hoảng sợ.
Dowel lao đao. Mặt anh tái đi. Khó khăn lắm mới bình tĩnh lại được.
— Anh sao vậy? — Briquet hỏi lần nữa. Nhưng anh không đáp lời nào. Rồi đôi môi anh thầm thì «Tội nghiệp cha».
Arthur Dowel bình tĩnh lại rất nhanh. Khi anh ngẩng đâu lên, nét mặt anh gần như thản nhiên.
— Xin lỗi, hình như tôi đã làm cô sợ. — Anh nói — Thỉnh thoảng tôi cũng bị những cơn choáng nhẹ do tim… Giờ thì ổn cả rồi.
— Những người này là ai vậy? Ông ấy giống… Anh của anh à? — Briquet quan tâm.
— Dù ông ấy là ai đi nữa, cô cũng phải giúp chúng tôi tìm ra cái đầu này. Cô sẽ đi với chúng tôi. Chúng tôi sẽ để cô ở một nơi hẻo lánh, không ai có thể tìm được cô. Khi nào cô có thể đi được?
— Ngay cả hôm nay; — Briquet đáp — Còn các anh không lấy đi cái thân của tôi sao?
Dowel mỉm cười đáp:
— Tất nhiên là không nếu có nghe theo và giúp đỡ chúng tôi. Ta đi lên boong.
— Sao, cuộc du ngoạn của các bạn thế nào? — Anh vui vẻ hỏi, khi lên tới trên boong. Sau đó, anh nhìn về chân trời và băn khoăn lắc đầu — Các bạn có thấy cái vệt hơi tối ở chân trời kia không? Nếu chúng ta không quay về đúng lúc thì…
— Ôi, quay lại đi! Tôi không muốn bị chết đuối. Briquet la lên nửa đùa nửa thật.
Chẳng có dấu hiệu cơn bão nào cả. Chỉ vì Dowel muốn doạ những người khách quen trên cạn, để mau chóng quay vào bờ. Laré hẹn gặp Briquet trên sân tennis sau bữa ăn trưa. Họ chia tay nhau chỉ sau vài giờ.
— Laré, anh nghe đây, chúng mình bất chợt tìm thấy dấu vết của những điều bí mật to lớn. — Dowel nói khi họ đã về tới khách sạn. — Anh có biết đầu ai đang ở chỗ Kerner không? Đầu cha tôi, giáo sư Dowel.
Laré đã ngồi yên trên ghế bỗng giật này như quả bóng.
— Đầu à? Cái đầu còn sống của cha anh! Nhưng sao lại như vậy! Tất cả là do Kerner! Tôi sẽ xé xác hắn ra! Chúng mình sẽ tìm được đầu cha anh.
— Tôi sợ chúng mình không còn gặp được ông còn sống. — Dowel buồn bã đáp. — Chính cha tôi đã chứng minh khả năng hồi sinh những cái đầu cắt rời khỏi thân người, nhưng những cái đầu đó không sống được quá một giờ rưỡi, sau đó chúng chết vì màu đông lại, những dung dịch dinh dưỡng nhân tạo chỉ có thể duy trì sự sống trong một thời gian ngắn mà thôi.
Arthur không biết rằng, trước khi chết không lâu, cha anh đã sáng chế dược phẩm mà ông đặt tên «Dowel 217». Tiêm vào máu, chế phẩm này khắc phục hoàn toàn sự đông máu và do đó, nó tạo ra sự tồn tại lâu dài hơn của cái đầu.
— Nhưng chúng ta phải tìm cho ra đầu của cha tôi. Nhanh lên, đi Paris!