10 Lại mất thân mình

Arthur đã nới lỏng được các mối dây trói. Sở dĩ anh làm được như thế vì khi bọn bảo vệ chụp áo trói vào người, anh đã cố ý gòng các cơ bắp lên. Anh chầm chậm bắt đầu từ giải thoát khỏi những mảnh vải quấn. Nhưng bọn chúng vẫn theo dõi anh. Và khi anh vừa định rút tay ra, thì ổ khoá rít lên, cửa bật mở, hai người y tá đi vào và buộc lại sợi dây trói, lần này chúng choàng lên chiếc áo trói thêm mấy vòng dây nữa. Bọn y tá đối xử thô bạo với anh và doạ giết chết nếu có ý định trốn thoát. Dowel không trả lời. Sau khi trói chặt anh lại rồi, bọn y tá đi ra.

Vì căn phòng giam không có cửa sổ và chỉ có một ngọn đèn điện nhỏ trên trần, nên Dowel không biết trời đã sáng hay chưa. Thời giờ vẫn cứ chậm chạp trôi. Cho tới lúc này, Ravino không làm gì và cũng không xuất hiện. Dowel muốn uống nước. Chẳng mấy chốc anh thấy cơn đói ập đến, nhưng chẳng có ai vào phòng và mang đồ ăn thức uống đến cho anh.

«Chẳng lẽ hắn muốn làm cho mình chết đói?» — Dowel nghĩ. Cái đói dầy vò anh lúc này càng dữ dội hơn, nhưng anh không thèm xin ăn. Nếu Ravino quyết định để anh chết đói, thì không nên hạ mình cầu xin. Dowel không biết là Ravino đang thử sức mạnh tinh thần của anh. Và Ravino rất bực tức khi thấy Ravino vượt qua cuộc thử thách một cách không mấy khó khăn.

Mặc dù đói và khát, Dowel không nhận thấy là mình đã ngủ thiếp đi. Sau những giây phút trằn trọc không ngủ, anh ngủ yên và say, mà không ngờ điều đó càng khiến Ravino thêm khó chịu. Cả ánh sáng chói chang của ngọn đèn, cả những thí nghiệm âm nhạc của Ravino đều không gây cho Dowel ấn tượng gì cả. Đến lúc đó Ravino mới quyết định dùng tới biện pháp tác động mạnh hơn nữa mà hắn đã áp dụng đối với nhưng người có bản chất kiên cường. Nhưng Dowel rõ ràng là cứng rắn hơn cả. Anh vẫn ngủ như trẻ thơ, trường hợp này khiến ngay cả Ravino cũng kinh ngạc.

«Lạ lùng thật. — Ravino ngạc nhiên — Con người này biết trước rằng cuộc sống của hắn đang treo lơ lửng trên một sợi tóc, nhưng ngay cả tiếng kèn của các thiên thần cũng không dành thức được hắn».

— Đủ rồi! — hắn hét lên với bọn y tá, và điệu nhạc đó im lặng ngay.

Ravino không biết là tiếng rầm rầm không tưởng tượng được đã đánh thức Dowel. Nhưng như người có ý chí mạnh mẽ, anh tự chủ được ngay khi nhưng tia sáng đầu tiên của lí trí trở lại và không để lộ một lời nói, một cử động tỏ ra là anh không ngủ nữa.

«Chỉ có thể tiêu diệt Dowel về thể xác», đây là lời tuyên án của Ravino. Còn Dowel, khi tiếng rầm rầm đã chấm dứt, anh lại ngủ say thật sự và ngủ một mạch đến tối. Anh thức dậy tươi tỉnh và sảng khoái. Cái đói đã bớt hành hạ anh. Anh mở mắt ra và mỉm cười nhìn qua khung của. Anh thấy có một con mắt của ai đang chăm chú quan sát anh.

Arthur bắt đầu hát lên một bài hát vui vẻ để chọc tức kẻ thù. Như vậy thật là quá lắm, Ngay cả với Ravino. Lần đầu trong đời hắn cảm thấy mình không đủ sức chi phối người khác. Một con người bị trói, nằm bất lực trên sân nhà, đã chế nhạo hắn. Bên ngoài cửa vang lên những tiếng kêu. Con mắt biến mất.

Dowel tiếp tục hát mỗi lúc một to hơn, nhưng anh bỗng bị sặc, có cái gì đó kích thích cổ họng anh. Dowel nhảy mũi, và cảm thấy có mùi hôi. Cổ họng và đầu anh ngứa ngáy, chẳng mấy chốc lại đau như xé trong mắt. Mùi hôi càng tăng.

Dowel bắt đầu thấy lạnh. Anh hiểu là giờ chết của anh đã điểm. Ravino đầu độc anh bằng khí clor. Dowel biết là anh không thể nào vùng ra khỏi những sợi dây trói chắc chắn. Nhưng lần này bản năng tự vệ còn mạnh hơn những lý lẽ của ly trí. Dowel bắt đầu thực hiện những mưu toan tự giải thoát khó tin nổi. Anh uốn lượn toàn thân như một con sâu, cong người lại, vặn mình lăn mình từ bức tường nọ sang bức tường kia. Nhưng anh không kêu rên, không cầu xin sự cứu giúp, anh im lặng, môi mím chặt. Ý thức u ám đã không còn điều khiển được cơ thể, và nó tự vệ theo bản năng. Sau đó, ánh sáng tắt đi, và Dowel như rơi xuống một nơi nào đó.

Anh tỉnh lại và làn gió mát mơn man mái tóc anh, với một nỗ lực phi thường của ý chí, anh cố gắng mở mắt, trong giây lát một gương mặt quen thuộc của người nào đó thoáng hiện lên trước mắt anh, Hình như là Laré, nhưng lại mặc quần áo cảnh sát. Tai anh nghe thấy tiếng xe nổ máy. Đầu anh nhức buốt. «Cơn mê sảng, nhưng có nghĩa là mình còn sống». — Dowel nghĩ. Mi mắt anh khép chặt, nhưng lại mở ra. Ánh sáng ban ngày đập vào mặt anh đau rát. Arthur nheo mắt và bỗng nghe thấy tiếng một phụ nữ:

— Anh thấy trong người thế nào?

Có ai xoa mi mắt của Dowel bằng một miếng bông gòn tẩm ướt. Sau khi mở hắn được mắt ra. Arthur thấy Laurence đang cúi xuống bên anh. Anh mỉm cười với cô và sau khi nhìn quanh quẩn, anh thấy mình đang nằm trong phòng ngủ mà lúc trước Briquet đã nằm.

— Thế là tôi còn sống? — Dowel hỏi.

— Đúng vậy, anh không chết những chỉ còn một tý nữa là chết. Laurence đáp.

Ở phòng bên cạnh bóng có tiếng chân bước nhanh, và Arthur nhìn thấy Laré. Bạn anh vẫy tay và reo lên:

— Tôi nghe anh nói chuyện! Nghĩa là sống lại rồi. Xin chào anh bạn của tôi! Anh thấy khỏe không?

— Cảm ơn các bạn. — Dowel đáp, và cảm thấy đau ở đầu và ngực…

— Đừng nói nhiều sẽ có hại cho anh. Cái tên Ravino suýt nữa làm anh chết vì hơi ngạt như một con chuột trong hầm tàu. Nhưng chúng tôi đã lừa được hắn.

Laré bắt đầu cười lên khiến Laurence nhìn anh với vẻ trách móc, vì niềm vui sướng của anh có thể hại cho người bệnh.

— Thôi, tôi ngừng nói đây. — Anh đã bắt được cái nhìn của Laurence. — Tôi sẽ kể cho anh nghe mọi việc theo thứ tự — sau khi giải cứu được Laurence và chờ thêm một lúc, chúng tôi hiểu là anh không theo ra được.

— Anh có nghe thấy tiếng hét của tôi không? — Arthur hỏi.

— Nghe chứ. Anh đừng nói nữa, chúng tôi liền phóng xe đi ngay trước khi Ravino kịp sai người đuổi theo. Cuộc lộn xộn do anh gây ra đã giữ chân bọn chúng lại, và do đó anh đã giúp rất nhiều cho chúng tôi. Chúng tôi biết rất rõ là ở đây chúng không chúc mừng anh. Trận đấu trở nên công khai. Tôi và Sharp muốn bay ngay tới nơi để cứu anh. Nhưng trước hết cần phải đưa cô Laurence đi, sau đó phải nghĩ ra và thực hiện kế hoạch cứu anh. Có ai ngờ trước việc anh bị bắt, thế là chúng tôi phải bằng bất kỳ giá nào phải vượt qua hàng rào đá này, mà điều đó như anh đã biết, thật không dễ dàng chút nào cả. Lúc đó chúng tôi quyết định hành động như sau, tôi và Sharp kiếm cho mình hai bộ sắc phục cảnh sát, lên xe hơi đến nơi và cho biết rằng chúng tôi đến để kiểm tra vệ sinh. Thậm chí Sharp còn làm được giấy uỷ nhiệm với đủ các con dấu. May cho chúng tôi là người gác cổng không đứng ở đó lúc ấy, mà chỉ một người y tá bình thường. Anh ta chắc hẳn không biết đến chỉ thị của Ravino là trước khi ai vào phải gọi điện báo trước cho hắn, chúng tôi may mắn có được những điều kiện thuận lợi nhất và…

— Đúng đây không phải là một cơn mê sảng — Arthur ngắt lời. — Tôi nhớ là đã nhìn thấy anh trong sắc phục cảnh sát và đã nghe thấy tiếng xe hơi nổ máy.

— Phải gió mát thổi vào người anh trên xe và anh đã tỉnh lại, và rồi anh lại bất tỉnh. Nhưng anh hãy nghe tiếp. Người y tá mở cổng cho chúng tôi đi vào, phần việc còn lại không khó thực hiện, dù vậy vẫn không quá dễ như chúng tôi nghĩ. Tôi yêu cầu người y tá này dẫn chúng tôi vào văn phòng của Ravino. Nhưng người y tá thứ hai mà chúng tôi gặp rõ ràng là một người có kinh nghiệm. Hắn ta nghi ngờ nhìn ngắm chúng tôi và nói là sẽ báo cáo, rồi đi vào nhà. Vài phút sau, một người mũi quặp mặc áo choàng trắng, với cặp kính gọng đồi mồi trên mũi, đến gặp chúng tôi…

— Phụ tá của bác sĩ Ravino, bác sĩ Bush.

Laré gật đầu và nói tiếp.

— Hắn báo với chúng tôi là bác sĩ Ravino bận và chúng tôi có thể nói chuyện với hắn, tôi luôn đợi được gặp Ravino, vì việc rất cần thiết, Bush nhắc lại là bây giờ không thể được, vì Ravino đang thăm một bệnh nhân nặng. Lúc đó, Sharp không cần nghĩ ngợi gì, anh nắm lấy cánh tay Bush như thế này — Laré đưa tay nắm lấy cổ tay trái của mình — và vẫn như thế này. Bush kêu lên đau đớn, còn chúng tôi đi qua mặt hắn để vào trong nhà. Chúng tôi không biết Ravino đang ở chỗ nào, và lúng túng thật sự. May thay, chính hắn đi ra hành lang vào lúc đó. Tôi nhận ra hắn, vì đã từng gặp hắn khi tôi đưa anh đến với tư cách là người bạn bị tâm thần, «các anh cần gì?» — Ravino hỏi. Chúng tôi hiểu là không thể tiếp diễn vở kịch này nữa và đi sát lại Ravino, chúng tôi nhanh chóng rút súng ra và chĩa vào trán hắn. Thế là bắt đầu một trò vui mà có lẽ khó kể lại cho rành mạch. Bọn y tá từ bốn phía chạy lại trợ lực cho Ravino và Bush. Chúng đông người và đương nhiên là có thể nhanh chóng thắng được chúng tôi. Những may cho chúng tôi, bộ sắc phục cảnh sát đã làm cho nhiều tên lúng túng. Chúng biết việc cảnh sát đang thi hành nhiệm vụ sẽ bị trừng phạt nặng, và càng nặng hơn nếu có những hành vi bạo lực. Mặc cho Ravino kêu lên rằng những bộ đồng phục cảnh sát của chúng tôi là do cải trang, phần lớn bọn y tá thích đóng vai người quan sát hơn, và chỉ một số dám đặt tay lên bộ đồng phục cảnh sát thiêng liêng bất khả xâm phạm, con chủ bài của chúng tôi là thứ vũ khí khạc ra lửa mà bọn y tá không có. Và có lẽ, còn có một con chủ bài không kém giá trị là sức lực, sự khéo léo và nỗi tuyệt vọng của chúng tôi, một tên y tá chồm lên người Sharp đang cúi xuống nhặt khẩu súng bị rơi, Sharp vốn là kiện tướng môn đấu vật. Anh hất kẻ địch ra một cách dễ dàng, đồng thời dáng cho những cú đánh nhanh nhẹn và co chân đá khẩu súng mà có một bàn tay nào đó với tới. Cần phải nói cho công bằng anh ta đã chiến đấu với một sự bình tĩnh và tự chủ phi thường. Với tôi cũng bị hai tên y tá đeo bám vào. Và không biết cuộc đấu sức này sẽ kết thúc ra sao, nếu không có Sharp. Thế rồi anh cũng nhặt được khẩu súng, và không thèm suy nghĩ lâu la gì, anh cho nổ ngay. Mấy phát súng lập tức làm nguôi sự hăng hái của bọn y tá. Sau khi một tên trong bọn rú lên, tay ôm lấy bên vai đầy máu, những tên còn lại rút chạy trong chớp mắt. Nhưng Ravino không đầu hàng, bất chấp việc chúng tôi chĩa súng vào cả hai bên thái dương, hắn vẫn gào lên: «Tao sẽ ra lệnh cho người của tao bắn chúng mày, nếu chúng mày không đi khỏi ngay đây!». Lúc đó Sharp, không nói lời nào thừa, liền vặn trẹo tay Ravino. Hành động này gây cái đau khủng khiếp đến nỗi ngay cả những tên cướp lực lưỡng nhất cũng phải rống lên như lợn bị chọc tiết và trở nên hiền lành ngoan ngoãn. Xương cốt Ravino kêu răng rắc, nước mắt ứa ra, nhưng hắn vẫn không đầu hàng, «Chúng mày đứng nhìn gì vậy hả?» — hắn hét lên với lũ y tá đứng đằng xa. «Lấy súng ra!» vài tên y tá chạy đi chắc là để lấy súng, những tên khác lại xông đến chúng tôi. Tôi gạt rất nhanh khẩu súng khỏi đầu Ravino và bắn liền hai phát. Bọn người giúp việc lại đứng yên như pho tượng, trừ một tên ngã xuống đất với tiếng rên ồ ồ…

Laré thở ra và nói tiếp:

— Phải, công việc thật nóng bỏng. Cái đau không chịu nổi làm cho Ravino lúc đó yếu đi, còn Sharp vẫn tiếp tục vặn tay hắn. Cuối cùng Ravino quằn quại vì đau đớn, liền rền rĩ: «Các ông muốn gì?». «Thả ngay Arthur Dowel ra». — Tôi nói. Ravino nghiến răng đáp: «Cố nhiên là tôi đã nhận ra mặt ông. Ông hãy buông tay tôi ra đã, đồ quỷ dữ! Tôi sẽ dẫn các ông tới chỗ Dowel». Sharp nới lỏng tay ra để cho hắn tỉnh lại. Ravino dẫn chúng tôi tới phòng chúng giam anh và đưa mắt chỉ cái chìa khoá. Tôi mở của và đi vào phòng giam, cả Ravino và Sharp đi theo vào. Một cảnh tượng không vui bày ra trước mắt: bị quấn tã chật kín như đứa trẻ mới sinh, anh đang quằn quại như những còn sâu bị xéo gần nát. Hơi clor ngột ngạt trong phòng. Để khỏi bận bịu với Ravino, Sharp tống cho hắn một cứ mốc hàm nhẹ khiến hắn lăn xuống sàn như một cái bao tải. Sau đó chúng tôi vừa thở, vừa lôi anh ra khỏi phòng và đóng sập cửa lại.

— Còn Ravino?

— Nếu hắn có chết ngạt cũng không ảnh hưởng gì. Nhưng chắc chắn hắn sẽ được cứu thoát và hồi tỉnh sau khi chúng tôi đi khỏi. Chúng tôi lọt ra khỏi cái hang hùm ấy một cách khá thuận lợi, nếu như không tính rằng chúng tôi phải xả nốt những viên đạn còn lại vào lũ nó. Và thế là anh đã ở đây.

— Tôi bị ngất đi có lâu không?

— Mười tiếng đồng hồ, Bác sĩ vừa mới đi xong, khi thấy mạch và nhịp thở của anh đã hồi phục, và anh ấy đã tin rằng anh không bị nguy hiểm nữa. Phải, anh bạn thân mến ạ — sẽ có những vụ xử án vang dội. Ravino sẽ ra trước vành móng ngựa cùng với giáo sư Kerner. Tôi sẽ không bỏ dở vụ này đâu.

— Nhưng trước hết phải tìm thấy cái đầu cha tôi, dù sống hãy chết. — Arthur nói.

* * *

Kerner thật vui sướng trước sự trở về bất ngờ của Briquet, đến quên cả việc trách mắng cô. Vả lại, hắn cũng chẳng còn bụng đã nào. John phải bồng Briquet trên tay đặt vào, hơn nữa cô luôn miệng kêu rên vì đau.

— Thưa giáo sư, xin ông tha lỗi vì tôi không nghe lời ông. — Cô nói khi nhìn Kerner.

— Và tự mình trừng phạt mình. — Kerner tiếp lời, vừa giúp John đặt kẻ chạy trốn nằm trên giường.

— Trời ơi tôi chưa cởi cả áo khoác.

— Cho phép tôi giúp cô làm việc đó.

Kerner bắt đầu cẩn thận cởi áo khoác cho Briquet, vừa quan sát cô bằng cái nhìn đầy kinh nghiệm, nét mặt cô trẻ lại và tươi mát hơn khác thường. Không còn vết tích gì của những nếp nhăn. «Hoạt động của những tuyến nội tiết, hắn nghĩ. — cơ thể của Angelica đã làm cho đầu Briquet trẻ lại».

Từ lâu, Kerner đã biết hắn đánh cắp cơ thể của ai. Hắn chăm chú theo dõi báo chí và đã cười giễu cợt khi đọc về những cuộc tìm kiếm Angelica Gây «mất tích».

— Nhẹ tay dùm cho… cái chân đau lắm. — Briquet nhăn mặt khi Kerner lật người có nghiêng sang bên khác.

Người hộ lý đi vào, đó là một phụ nữ đứng tuổi với bộ mặt hơi đần độn của một người câm.

— Cởi áo cho cô ta. — Kerner chỉ vào Briquet.

— Thế cô Laurence đâu? — Briquet ngạc nhiên hỏi.

— Cô ấy không có ở đây. Cô ấy bệnh.

Kerner quay đi với các ngón tay gõ nhịp trên thành giường. Người hộ lý cũng im lặng cầm áo khoác, đi ra.

Kerner lại xuất hiện.

— Đưa tôi xem cái chân của cô.

— Tôi đã nhảy nhiều. — Briquet bắt đầu thú nhận lời của cô. — Vết thương ở lòng bàn chân toạc ra mau quá. Tôi đã không chú ý.

— Và tiếp tục nhảy nhót?

— Không, nhảy thì đau. Nhưng tôi còn chơi tennis mấy ngày. Đó là một môn thể thao tuyệt vời.

Kerner vừa nghe Briquet nói, vừa chăm chú xem cái chân và mỗi lúc một thêm cau có. Cái chân của Briquet sưng đến gần đầu gối và bắt đầu tím đen. Hắn bóp bóp vào một vài chỗ.

— Thế đấy… — Kerner vừa rút xì gà ra hút, vừa hỏi. — Bởi không nghe lời nên mới đến nỗi này đây. Cô đã chơi tennis với ai?

Briquet bối rối:

— Với một… người trẻ tuổi quen biết.

— Cô hãy kể cho tôi nghe mọi chuyện, nói chung là tất cả những gì xảy ra với có kể từ lúc có chạy trốn khỏi nhà tôi.

— Tôi đến ở nhà bạn gái tôi. Cô ta rất ngạc nhiên khi thấy tôi còn sống. Tôi bảo cô ta là vết thương của tôi không nặng lắm và người ta đã chữa khỏi cho tôi ở bệnh viện.

— Cô không nói gì về tôi và những cái đầu chứ?

— Tất nhiên là không. — Briquet trả lời một cách chắc chắn. — nói ra thì thật là kỳ quặc, người sẽ cho tôi là điên.

Kerner thở ra nhẹ nhõm. «Mọi việc đã trôi chảy hơn là mình dự đoán». — hắn nghĩ.

— Những chân tôi có việc gì không, thưa giáo sư?

— Tôi sợ rằng phải cắt bỏ đi.

Mặt Briquet sáng lên vì sợ hãi.

— Cắt chân tôi à! Làm cho tôi thành một con nhỏ què sao?

Bản thân Kerner không muốn làm què quặt cái cơ thể đã kiếm và làm sống lại với bao công sức, hơn nữa hiệu quả của việc trưng bày sẽ giảm đi nhiều, nếu phải đưa ra một người què. Nếu chữa trị nổi mà không phải cưa chân thì quá tốt, nhưng điều đó không thực hiện nổi.

— Hay là có thể làm cho tôi cái chân mới được không?

— Đừng lo ta chờ đến ngày mai. Tôi sẽ còn đến thăm cô mà. — Kerner nói và đi ra.

Người hộ lý câm lại đến để thay phiên hắn. Bà ta đem tới nước thịt hầm và bánh mì. Briquet không muốn ắn. Cô lên cơn sốt và ra hiệu cho người hộ lý là cô không thể nuốt nổi.

Người hộ lý đi ra.

— Trước tiên cần phải đo nhiệt độ đã. — Briquet nghe tiếng Kerner vòng từ phòng bên sang. — Không lẽ bà lại không biết những việc đơn giản như thế sao? Tôi đã nói với bà rồi.

Người hộ lý lại đi vào phòng và cặp nhiệt kế cho Briquet. Và khi rút ra xem, nó chỉ 39 độ C.

Người hộ lý ghi nhiệt độ và ngồi xuống bên cạnh bệnh nhân.

Briquet quay đầu vào tường để khỏi nhìn thấy bộ mặt đần độn của người hộ lý, và ngay đến cử động nhỏ nhặt này cũng khiến cho phần dưới bụng đau nhức. Briquet kêu rên và nhắm mắt lại. Cô nghĩ đến Laré: «Anh thân yêu ơi, bao giờ tôi mới gặp lại anh?…»

Đến chín giờ tối cơn sốt tăng lên, cô bắt đầu mê sảng. Briquet thấy cô hình như đang ở trong khoang chiếc du thuyền, sóng biển càng lúc càng mạnh, chiếc thuyền tròng trành; từ trong ngực cô cuộn lên một cục màu tanh và cứ nghẹn trong cổ họng… Laré lao vào cô và bóp cổ, có thét lên, và lăn lộn khắp giường… một cái gì ấm và lạnh ập vào trán và tim cô. Cơn ác mộng biến mất.

Có thấy mình ở trên sân tennis cùng với Laré. Nắng như thiêu đốt không thương xót, đầu cô đau nhức và quay cuồng. «Mình không phát nổi trái bóng nữa…» và cô theo dõi một cách căng thẳng những động tác của Laré đang nâng vợt lên chuẩn bị dành. Và trước khi cô kịp chuẩn bị, anh đã đánh bóng. «Ra ngoài» — Briquet hét lớn, có vui thích vì Laré phát bóng hỏng…

— Cô tiếp tục chơi tennis đây à? — Cô nghe thấy tiếng nói của ai đó có vẻ khó chịu và cô mở mắt ra. Trước mắt cô, Kerner đã cúi xuống và nắm lấy tay cô. Hắn đang xem mạch. Sau đó lại xem chân có và lắc đầu.

— Mấy giờ rồi? — Briquet hỏi, lưỡi cử động khó khăn.

— Hai giờ đêm. Này, cô bạn thích nhảy ơi, dành phải cưa chân cô thôi.

— Bao giờ?

— Bây giờ, không thể chậm một phút nào, nếu không sẽ nhiễm trùng toàn thân.

Những ý nghĩ của Briquet rối tung. Cô nghe tiếng nói của Kerner như trong mơ và khó khăn làm mới hiểu được.

— Cắt có cao không? — Cô nói gần như dửng dưng.

— Ở chỗ này. — Kerner nhanh nhẹn đặt bàn tay phía dưới bụng. Tri giác cô dần dần minh mẫn hơn.

— Đừng, đừng, đừng! — Cổ kinh hoảng nói. Tôi không cho phép! Tôi không muốn!

— Có muốn chết sao? — Kerner hỏi.

— Không.

— Vậy thì hãy chọn một trong hai điều.

— Còn Laré thế nào? Anh ấy yêu tôi. — Briquet ấp úng. — tôi muốn sống và mạnh khỏe. Vậy mà ông muốn lấy đi tất cả. Ông đáng sợ thật, tôi sợ ông! Hãy cứu tôi!..

Cô lại lên cơn mê sảng. Người hộ lý khó khăn làm mới giữ nổi cô. John được gọi đến ngay để giúp sức.

Trong khi đó, Kerner khẩn trương làm việc ở phòng bên, chuẩn bị cho ca mổ.

Đúng hai giờ đêm, họ đặt Briquet lên bàn mổ. Cô tỉnh lại và lẳng lặng nhìn Kerner như người bị kết án tử hình nhìn tên đao phủ của họ.

— Xin ông thương tôi. — Cuối cùng cô thì thầm. — Xin hãy cứu…

Mặt nạ đã chụp xuống mặt cô, người hộ lý bắt mạch. John xiết chặt hơn nữa cái mặt nạ và Briquet ngất đi.

Có tỉnh lại nằm trên giường, đầu óc luôn quay cuồng. Lờ mờ nhớ lại cuộc mổ xẻ và mặc dù sức yêu ghê gớm, cô hơi nhấc đầu lên nhìn xuống chân và khe khẽ rên. Cái chân bị đứt đến trên đầu gối và bị băng chặt. Kerner đã giữ lời hứa, hắn cố gắng hết sức để làm hỏng ít nhất thân thể Briquet. Hắn đã mạo hiểm và tiến hành cưa chân với sự tình toán sao cho có thể làm được chân giá.

Sau đó một ngày, Briquet cảm thấy mình cùng khá khá, mặc dù cơn sốt chưa chấm dứt làm cho Kerner rất lo lắng. Hắn thăm có từng giờ và xem xét cái chân.

Đến tối cơn sốt lại tăng lên. Briquet bắt đầu giẫy giụa và mê sảng. Đến mười một giớ đêm, nhiệt độ tăng lên 40,6 độ C.

Kerner giận dữ vì thấy rõ là máu bắt đầu bị nhiễm trùng. Kerner liền quyết định giật khỏi tay thần chết, dù chỉ một phần của hiện vật trưng bày.

Và hắn ra lệnh đưa Briquet lên bàn mổ.

Briquet nắm bất tỉnh và con dao mổ bén ngọt đã nhanh chóng rạch lên cổ cô, phía trên những vết sẹo đo đỏ của lần phẫu thuật trước để lại. Lần cắt này không chỉ tách đầu Briquet ra khỏi cái thân thể trẻ trung, xinh đẹp, nó còn cắt rời của Briquet toàn bộ thế giới, toàn bộ những niềm vui sướng và hy vọng mà cô từng sống.

Загрузка...